Mẹ đang lo lắng khi không biết thời gian tiệt trùng bình sữa của bé là bao lâu? Bài viết này sẽ cung cấp cho các mẹ thời gian tiệt trùng bình sữa chuẩn đối với các phương pháp tiệt trùng khác nhau. Bên cạnh đó, bài viết còn bật mí biết tần suất tiệt trùng bình sữa hợp lý theo các chuyên gia khuyến nghị.
Thời gian tiệt trùng chuẩn an toàn
Tùy vào phương pháp tiệt trùng mẹ sử dụng thì sẽ có thời gian khác nhau. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, an toàn nhất, mẹ cần tuân thủ thời gian tiệt trùng bình sữa sau.
- Tiệt trùng bình sữa bằng tia UV: 10 – 30 phút.
- Tiệt trùng bình sữa bằng máy tiệt trùng hơi nước: 5 – 15 phút.
- Tiệt trùng bình sữa bằng nước sôi:
- 5 – 10 phút đối với bình thủy tinh.
- 5 – 7 phút đối với bình nhựa.
- Tiệt trùng bình sữa bằng nồi hấp: 20 – 30 phút kể từ khi bật bếp.
Tần suất tiệt trùng bình sữa hợp lý
Theo khuyến nghị của các chuyên gia, tần suất tiệt trùng bình sữa nên được điều chỉnh tùy theo độ tuổi của trẻ. Dưới đây là các hướng dẫn cụ thể mẹ có thể tham khảo:
- Đối với trẻ dưới 6 tháng: Mẹ cần tiệt trùng bình sữa sau mỗi lần bé bú. Ở độ tuổi này, hệ miễn dịch của trẻ còn non nớt, rất nhạy cảm với vi khuẩn và mầm bệnh. Việc tiệt trùng kỹ càng giúp bảo vệ sức khỏe của trẻ, giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng.
- Đối với trẻ từ 6 tháng trở lên: Mẹ nên tiệt trùng 1 – 2 lần/ngày hoặc sau 2 – 3 lần sử dụng. Khi trẻ đã có hệ miễn dịch phát triển hơn một chút, việc tiệt trùng có thể giảm tần suất.
- Khi trẻ đã trên 1 tuổi: Mẹ có thể ngưng tiệt trùng bình sữa nhưng cần vệ sinh bình bằng nước sạch và nước rửa bình sữa chuyên dụng. Nếu bé chuyển sang ăn dặm thì nên tiệt trùng dụng cụ ăn dặm 1 tuần 2 lần.
Hướng dẫn bảo quản bình sữa sau khi tiệt trùng
Bước 1: Làm khô bình sữa
Sau khi tiệt trùng, việc làm khô bình sữa là rất quan trọng để ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn. Dưới đây là 3 cách hiệu quả để làm khô bình sữa:
- Dùng chế độ sấy khô của máy tiệt trùng: Trên màn hình hiển thị của máy tiệt trùng, mẹ bấm chọn Chế độ Sấy khô. Mẹ chỉ cần cho bình vào máy, nhấn nút và sau khoảng 40-60 phút bình sẽ khô hoàn toàn mà không cần tốn công sức.
- Dùng khăn sạch lau khô: Sử dụng một chiếc khăn sạch, mềm và khô để lau bên trong và bên ngoài bình sữa. Tuy nhiên, cần chú ý rằng khăn phải sạch tuyệt đối và lau đến khi không còn một giọt nước nào lưu lại.
- Xếp lên giá đỡ và để khô tự nhiên: Đặt bình ở nơi khô, thoáng khí và úp ngược bình xuống. Mẹ sẽ phải mất khoảng 1-3 tiếng tùy vào tình hình thời tiết để bình có thể tự khô hoàn toàn. (Lưu ý: Vào những hôm thời tiết nồm ẩm thì không nên sử dụng phương pháp này vì bình khó có thể khô được)
Bước 2: Bảo quản bình sữa ở nơi khô ráo
- Sau khi đã làm khô, mẹ nên bảo quản bình sữa trong hộp/tủ kín, tránh tiếp xúc với ánh nắng và bụi bẩn. Ánh nắng mặt trời có thể làm hỏng chất liệu của bình, đặc biệt là bình nhựa.
- Bình sữa tiệt trùng xong nếu bảo quản ở bên ngoài nên sử dụng trong vòng 24 giờ. Nếu để lâu hơn, nên xếp trong máy tiệt trùng và chọn chế độ Bảo quản (Storage) để đảm bảo môi trường vô trùng.
Bài viết trên đã cung cấp thông tin về thời gian tiệt trùng bình sữa chuẩn đối với các phương pháp khác nhau. Hy vọng đó sẽ là hành trang vững chắc cho mẹ trong hành trình chăm sóc bé. OIDIRE luôn sẵn sàng đồng hành cùng mẹ trong suốt hành trình này.