Bật mí cách khắc phục bình thủy điện không bơm được nước cực đơn giản

Bình thủy điện không bơm được nước là một trong những lỗi thường gặp quen thuộc nhất bên cạnh bình thủy điện sôi không ngắt hay bình thủy điện không nóng. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này, đa phần là do hở van, bộ lọc bị tắc, motor bơm bị hỏng… Theo dõi ngay bài viết dưới đây để biết cách khắc phục tình trạng này cực đơn giản.

5 Nguyên nhân bình thủy điện không bơm được nước

Bình thủy điện là một trong những thiết bị điện tử giúp rút ngắn thời gian bơm nước. Trong quá trình sử dụng, người dùng thường gặp tình trạng bình thủy điện không bơm được nước, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. 

Bộ lọc bị tắc

Bộ lọc bị tắc nghẽn thường dẫn đến nguồn nước không bơm ra được bên ngoài. Có rất nhiều nguyên nhân gây tắc bộ lọc. 

  • Tuổi thọ của bình quá cao: Sau một thời gian sử dụng, hoạt động của bộ lọc bị xuống cấp dẫn đến tắc nghẽn.
  • Bộ lọc bị đóng cặn canxi: Nếu nguồn nước bạn đang sử dụng có hàm lượng canxi quá cao thì cặn canxi rất dễ hình thành trong bộ lọc. Điều này dẫn đến tình trạng bình thủy điện không bơm được nước.
Bình thủy điện không bơm được nước
Bộ lọc bị tắc gây ảnh hưởng đến quá trình bơm nước ra ngoài

Hở van buồng bơm hơi

Buồng bơm hơi thường được trang bị van ở sâu bên trong, đóng vai trò quan trọng trong việc bơm nước ra ngoài. Để tạo áp suất cho việc đẩy nước, van buồng hơi cần được đóng kín. 

Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng sai cách hoặc do lỗi của bình, van có thể bị hở hoặc bị hỏng. Lúc này, cho dù bạn có nhấn nút, nước trong bình thủy điện vẫn không chảy ra ngoài. 

Motor bơm nước bị hỏng

Trong bình thủy điện luôn được trang bị motor làm nhiệm vụ chuyên chở nước từ bình đến vòi khi người dùng thực hiện nhấn nút rót trên bình thủy điện. Sau một một thời gian sử dụng, bộ phận này thường bị hỏng do nhiều nguyên nhân. 

  • Tuổi thọ motor giảm sút: Sau một thời gian sử dụng, chất lượng của motor không còn như ban đầu khiến bình thủy điện không bơm được nước. 
  • Motor hoạt động quá mức công suất cho phép: Người dùng bấm nút rót nước và quên tắt dẫn đến motor vận hành quá công suất, gây hư hỏng
Bình thủy điện không bơm được nước
Motor hoạt động quá công suất gây nên tình trạng không bơm được nước

Nắp bình không lắp khớp với ruột bình

Miếng đệm cao su, còn được gọi là lớp ron, thường được thiết kế dưới nắp bình và thân bình, có tác dụng giữ an toàn trong quá trình đun nước. 

Nếu sử dụng và vệ sinh bình không đúng cách, lớp ron bị căng ra, gây biến dạng. Lúc này, thân và nắp bình sẽ bị lệch khiến cho bình thủy điện không bơm được nước. 

Bo mạch bị lỗi

Bo mạch điện được tích hợp dưới đáy bình, có vai trò điều khiển mọi hoạt động của bình thủy điện. Khi bo mạch gặp sự cố, bị chập mạch điện, bảng điều khiển sẽ không truyền được tín hiệu đến bo mạch. Vì thế, cho dù người dùng có nhấn nút rót nước ở bảng điều khiển, bình thủy điện vẫn không bơm được nước. 

Bình thủy điện không bơm được nước
Bo mạch điện bị lỗi gây ảnh hưởng đến quá trình chuyển nước

Xem thêm: Review 10+ bình thủy điện chi tiết từ chất lượng, giá thành, ưu nhược điểm

3 cách khắc phục lỗi bình thủy điện không bơm được nước

Sau khi kiểm tra sản phẩm và tìm được nguyên nhân gây nên tình trạng bình thủy điện không bơm được nước, bạn có thể khắc phục bằng những cách sau:

Sử dụng giấm và chanh loại bỏ cặn

Để gia tăng tuổi thọ, hạn chế hư hỏng, bạn cần vệ sinh ruột bình và bộ lọc thường xuyên. Người dùng có thể sử dụng hỗn hợp giấm và chanh loại bỏ cặn hiệu quả.

  • Bước 1: Chuẩn bị giấm và nước cốt chanh theo tỷ lệ 1:1
  • Bước 2: Cho hết hỗn hợp này vào ruột bình thủy điện và tiến hành đun sôi như bình thường. 
  • Bước 3: Khi nước sôi, đổ toàn bộ hỗn hợp rađể bình ráo như bình thường. 
  • Bước 4: Dùng khăn sạch để lau lại toàn ruột bình, tiếp đến rửa các bộ phận bằng nước sạch. 
Bình thủy điện không bơm được nước
Vệ sinh bình thủy điện bằng giấm và chanh

Điều chỉnh vị trí miếng đệm cao su

  • Kiểm tra vị trí miếng đệm cao su ở nắp bình trước khi tiến hành đun sôi nước. 
  • Dùng tay ấn nhẹ miếng đệm cao su sao cho sát vào khớp nắp bình. 
  • Đóng nắp bình như bình thường, phần nắp và thân sẽ tự động đúng khớp.

Liên hệ bộ phận bảo hành

Khi bình thủy điện không bơm được nước, bạn nên liên hệ với bộ phận bảo hành hoặc trung tâm sửa chữa uy tín. Các chuyên gia kỹ thuật sẽ giúp bạn kiểm tra và sửa chữa bình thủy điện một cách nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và đảm bảo an toàn.

3 Lưu ý đặc biệt quan trọng khi sử dụng bình thủy điện

Khi sử dụng sản phẩm, để hạn chế tình trạng bình thủy điện không bơm được nước, người dùng cần lưu ý một số điều cơ bản sau:

Không thêm nước lạnh đột ngột khi bình nóng

Bạn không nên thêm nước lạnh đột ngột khi bình đang nóng. Sự chênh lệch nhiệt độ đột ngột sẽ gây ra hiện tượng sốc nhiệt cho bình, có thể làm biến dạng, nứt vỡ bình. Các vật liệu cấu thành bình cũng dễ bị hư hỏng và giảm tuổi thọ.

Bình thủy điện không bơm được nước
Tuyệt đối không đổ nước lạnh vào ruột bình quá đột ngột

Không cho quá nhiều nước vào bình

Trước khi đun nước, hãy kiểm tra lượng nước trong bình và đảm bảo không vượt quá vạch MAX được ghi trên thân bình. Vì nếu cho quá nhiều, nước sẽ tràn ra ngoài, gây nguy hiểm và làm hỏng bình.

Vệ sinh bình thủy điện thường xuyên

Vệ sinh định kỳ 2 tuần/lần sẽ giúp tránh được tình trạng bình thủy điện không bơm được nước do bộ lọc bị tắc. 

  • Vệ sinh bên ngoài sản phẩm: Dùng khăn bông mềm lau sạch bên ngoài sản phẩm, đặc biệt là bảng điều khiển.
  • Vệ sinh bên trong ruột bình: Đun sôi hỗn hợp chanh và giấm như hướng dẫn ở trên, sau đó rửa sạch bình lại với nước. 

Hy vọng thông qua bài viết, bạn đã có thể khắc phục lỗi bình thủy điện không bơm được nước. Nếu bình đã hỏng và không thể sửa chữa được, hãy lựa chọn một chiếc bình mới chất lượng để thay thế. Bình OIDIRE với công nghệ hiện đại và chất liệu cao cấp chắc chắn sẽ là một lựa chọn bạn không nên bỏ qua. Liên hệ ngay OIDIRE Việt Nam để sắm sản phẩm này với mức giá hấp dẫn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Review 10+ bình thủy điện chi tiết từ chất lượng, giá thành, ưu nhược điểm

Nước nóng luôn sẵn sàng, chỉ cần chạm nhẹ một nút là có ngay nước để pha sữa cho bé, pha trà cho mẹ… Đó là những gì mà một...

Top 11+ bình thủy điện tốt đáng mua nhất bạn KHÔNG nên bỏ qua

Bạn đang phân vân không biết bình thủy điện loại nào tốt và được người dùng đánh giá cao? Bài viết này sẽ bật mí cho bạn top 11+ bình...

Bí quyết sửa bình thủy điện nhanh chóng, tiện lợi, tiết kiệm

Bình thủy điện là vật dụng quen thuộc trong mỗi gia đình, giúp chúng ta có nước nóng sử dụng mọi lúc mọi nơi. Tuy nhiên, không tránh khỏi những...

Có nên cắm bình thủy điện 24/24? Giải đáp ngay cho người dùng

Có nên cắm bình thủy điện 24/24 là câu hỏi thường trực của nhiều người dùng, đặc biệt trong bối cảnh giá điện ngày càng tăng cao. Bình thủy điện...

Bỏ túi 3 cách sửa bình thủy điện không nóng chi tiết từ A đến Z

Bình thủy điện là thiết bị gia dụng tiện lợi và quen thuộc với nhiều gia đình. Tuy nhiên, đôi khi bình thủy điện gặp sự cố không nóng gây...

Bật mí 5 nguyên nhân và cách khắc phục bình thủy điện sôi không ngắt bạn nên biết

Tình trạng bình thủy điện sôi không ngắt có thể gây nguy hiểm đến người sử dụng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ 5 nguyên nhân chính và...

Bỏ túi cách vệ sinh bình thủy điện sạch đẹp như mới chỉ trong 5 phút

Để giữ cho bình thủy điện luôn sạch đẹp như mới, việc vệ sinh bình thuỷ điện định kỳ là điều cần thiết. Hãy cùng OIDIRE Việt Nam tìm hiểu...

Bỏ túi cách sử dụng bình thủy điện từ A đến Z chỉ 4 bước cho người dùng lần đầu

Bạn mới sử dụng bình thủy điện và không biết bắt đầu từ đâu? Đừng lo lắng, hãy cùng OIDIRE Việt Nam tìm hiểu cách sử dụng bình thủy điện...

Review bình thủy điện OIDIRE 2.5L ODI01A mới nhất 2024 từ các mẹ bỉm

Rất nhiều mẹ bỉm sữa đã tin tưởng sử dụng bình thủy điện OIDIRE cho bé yêu và chia sẻ những phản hồi tích cực. Bài viết này sẽ tổng...

4 chức năng bình thủy điện OIDIRE 2.5L ODI01A mẹ không nên bỏ qua

Sử dụng nước máy có chứa Clo khiến mẹ lo lắng các vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Đã có ngay trợ thủ đắc...

facebook
youtube
tiktok