Cách rã đông sữa mẹ bằng máy hâm sữa không chỉ an toàn, giữ trọn dưỡng chất mà còn vô cùng tiện lợi, giúp mẹ tiết kiệm thời gian chăm sóc bé yêu. Cùng khám phá quy trình đơn giản qua 5 bước hướng dẫn chi tiết dưới đây.
Bước 1: Chuẩn bị sẵn máy hâm sữa
Đêr đảm bảo máy hâm sữa đã được vệ sinh sạch sẽ trước khi sử dụng, mẹ có thể tham khảo cách vệ sinh sau:
- Chuẩn bị: Pha một ít nước rửa bình sữa trẻ em với nước ấm theo hướng dẫn trên bao bì.
- Vệ sinh khoang chứa: Dùng miếng bọt biển thấm nước rửa bình sữa và lau bề mặt khoang chứa của máy hâm sữa sau đó rửa lại bằng nước sạch.
- Lau khô: Dùng khăn mềm, sạch lau khô khoang chứa và các bộ phận khác của máy hâm sữa.
Lưu ý: Để biết thêm thông tin chi tiết về cách vệ sinh máy hâm sữa của bạn, mẹ có thể tham khảo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều máy hâm sữa đa dạng mẫu mã, mẹ có thể cân nhắc chọn mua máy hâm sữa tiệt trùng OIDIRE, vừa có thể hâm sữa, vừa có chức năng tiệt trùng hiệu quả, giúp mẹ chăm bé dễ dàng, an toàn mà không phải tốn chi phí mua nhiều loại thiết bị.
Bước 2: Lấy sữa mẹ ra khỏi ngăn đông
- Lấy bình/túi sữa ra khỏi ngăn đông một cách cẩn thận, tránh làm rách túi sữa.
- Để bình/túi sữa ở nhiệt độ phòng trong vài phút để sữa mẹ bắt đầu quá trình rã đông từ từ, tránh sốc nhiệt khi cho vào máy hâm sữa.
Bước 3: Cho sữa mẹ vào máy hâm
Nhiều mẹ bỉm thắc mắc khi rã đông sữa có thể để túi trữ sữa vào máy hâm sữa được không thì câu trả lời là tùy thuộc vào chất liệu của túi, mẹ hãy chọn mua túi trữ sữa chất lượng để hiệu quả bảo quản được cao nhất nhé. Sau lấy sữa ra khỏi ngăn đông trong vài phút, mẹ thực hiện tiếp các bước sau:
- Đặt bình/túi sữa vào khay đựng của máy hâm sao cho đúng vị trí, tránh đổ sữa trong quá trình rã đông.
- Đậy nắp máy hâm để giữ nhiệt và giúp quá trình rã đông diễn ra nhanh hơn.
Bước 4: Chọn chế độ Rã đông và cài đặt nhiệt độ
- Cắm dây nguồn của máy hâm sữa vào ổ điện.
- Trên bảng điều khiển của máy hâm, chọn chế độ “Rã đông” hoặc “Defrost”.
- Cài đặt nhiệt độ khoảng 35 độ C và chờ khoảng 10 – 20 phút là sữa sẽ tan đá hoàn toàn. Máy hâm sữa ở nhiệt độ bao nhiêu là thắc mắc của nhiều mẹ khi hâm sữa cho con, mẹ có thể yên tâm rằng nhiệt độ này đủ để rã đông sữa mẹ an toàn mà không làm mất đi các dưỡng chất quan trọng.
Tùy vào từng loại máy sẽ có cách sử dụng khác nhau, hiện nay có hai dòng máy hâm sữa dùng nước và không dùng nước, mẹ hãy tham khảo bài viết Máy hâm sữa có cần cho nước tùy vào loại máy – Giải đáp cho mẹ bỉm lần đầu sử dụng để biết cách sử dụng phù hợp.
Bước 5: Lấy sữa mẹ ra và cho bé bú
- Khi sữa mẹ đã được rã đông hoàn toàn, máy hâm sữa sẽ tự động tắt để đảm bảo an toàn.
- Lắc nhẹ bình/túi sữa để các thành phần trong sữa mẹ được hòa tan đều.
- Mẹ kiểm tra nhiệt độ sữa trước khi cho bé bú bằng cách nhỏ vài giọt sữa lên cổ tay để kiểm tra nhiệt độ. Sữa mẹ nên ấm vừa phải, không quá nóng để tránh làm bỏng bé.
6+ lưu ý đặc biệt quan trọng khi rã đông sữa mẹ
Việc rã đông sữa mẹ đúng cách không chỉ đảm bảo an toàn cho bé mà còn giữ nguyên vẹn các dưỡng chất quý giá. Để giúp mẹ thực hiện quá trình này một cách thuận lợi và hiệu quả, dưới đây là một số lưu ý quan trọng cần ghi nhớ.
Rã đông sữa mẹ chậm và an toàn
Sử dụng nước nóng hoặc lò vi sóng để rã đông sữa mẹ có thể phá hủy các dưỡng chất quý giá và các kháng thể quan trọng trong sữa. Mẹ nên ưu tiên các phương pháp rã đông chậm và an toàn như:
- Sử dụng máy hâm sữa
- Ngâm trong nước ở nhiệt độ thường
- Rã đông tự nhiên trong ngăn mát tủ lạnh.
Không lắc mạnh bình/túi sữa mẹ
Sữa mẹ chứa nhiều protein và các dưỡng chất khác có cấu trúc phức tạp. Việc lắc mạnh có thể phá vỡ cấu trúc này, làm giảm giá trị dinh dưỡng của sữa và ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa của bé. Thay vì lắc mạnh, mẹ chỉ nên lắc hoặc xoay nhẹ bình/túi sữa để các thành phần trong sữa được hòa tan đều.
Làm sạch bình sữa trước khi rã đông
Trước khi cho sữa mẹ vào bình sữa hoặc dụng cụ chứa để rã đông, mẹ cần đảm bảo bình và các dụng cụ đã được vệ sinh sạch sẽ và tiệt trùng đúng cách. Điều này giúp ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh khác, bảo vệ sức khỏe của bé yêu.
Không cho bé bú sữa nếu có dấu hiệu bị hỏng
Sữa mẹ bị hỏng có thể có những dấu hiệu như mùi chua, vị lạ, màu sắc thay đổi hoặc xuất hiện các vón cục. Nếu mẹ nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào bất thường, hãy bỏ sữa đi ngay lập tức để tránh gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé.
Cần sử dụng trong thời gian ngắn
Sữa mẹ sau khi rã đông có thời gian bảo quản ngắn hơn so với sữa mẹ mới vắt. Theo khuyến cáo của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ, thời gian bảo quản cụ thể như sau :
- Bảo quản ở nhiệt độ phòng: Sữa mẹ đã rã đông có thể để ở nhiệt độ phòng trong 1-2 giờ.
- Bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh: Nếu mẹ không sử dụng ngay, sữa mẹ đã rã đông có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh tối đa 24 giờ.
Không nên rã đông sữa nhiều lần
Việc rã đông nhiều lần có thể làm giảm chất lượng sữa mẹ đáng kể. Quá trình này tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, làm mất đi các dưỡng chất quan trọng và tăng nguy cơ gây rối loạn tiêu hóa cho bé. Vì vậy, mẹ nên rã đông lượng sữa vừa đủ cho mỗi lần bé bú và tránh để sữa rã đông quá lâu.
Cách rã đông sữa mẹ bằng máy hâm sữa không chỉ đơn giản mà còn đảm bảo an toàn và giữ nguyên dưỡng chất quan trọng cho bé yêu. Chỉ cần thực hiện đúng các bước và lưu ý quan trọng, mẹ có thể yên tâm cung cấp cho con nguồn sữa mẹ quý giá mọi lúc mọi nơi. Hãy luôn nhớ rằng, sữa mẹ là món quà tuyệt vời nhất mẹ dành cho con, vì vậy hãy trân trọng và bảo quản nó một cách tốt nhất.