Máy hâm sữa cầm tay là trợ thủ đắc lực của mẹ bỉm trong hành trình chăm sóc bé yêu, đặc biệt khi phải ra ngoài. Tuy nhiên, nhiều mẹ vẫn băn khoăn về cách sử dụng máy hâm sữa cầm tay. Hãy cùng OIDIRE Việt Nam tìm hiểu chi tiết qua bài viết này nhé!
Bước 1: Chuẩn bị sữa
- Trước tiên, mẹ cần chuẩn bị lượng sữa phù hợp với nhu cầu ăn của bé. Mỗi bé có sức ăn khác nhau, vì thế việc mẹ đong đúng lượng sữa sẽ giúp hạn chế việc dư thừa hay thiếu sữa trong mỗi cữ bú.
- Mẹ không cần đậy nắp bình sữa vì sau đó sẽ lắp bình với máy hâm sữa cầm tay.
Bước 2: Chuẩn bị máy hâm sữa cầm tay
- Mẹ tháo nắp đậy ra khỏi thân máy hâm sữa cầm tay.
- Lắp miếng đệm silicon vào thân máy, đây là bước quan trọng giúp giữ chặt bình sữa và tránh rò rỉ khi hâm.
- Tùy theo loại bình sữa mẹ đang dùng (bình cổ rộng hoặc cổ hẹp), mẹ hãy chọn cổ nối phù hợp và vặn chặt vào thân máy. Điều này giúp bình sữa và máy hâm kết nối chắc chắn, không bị lỏng lẻo trong quá trình hâm.
Bước 3: Lắp bình sữa với máy hâm sữa
Sau khi chuẩn bị xong máy hâm sữa cầm tay, mẹ tiếp tục lắp bình sữa vào máy theo các bước sau:
- Lật ngược máy hâm sữa lại.
- Dùng tay vặn khớp máy hâm sữa với bình sữa của bé, mẹ lưu ý kiểm tra kỹ các khớp nối đã khít nhau để tránh sữa bị tràn ra trong quá trình hâm nóng.
Bước 4: Hâm sữa
Sau khi lắp ráp hoàn chỉnh, mẹ có thể tiến hành hâm sữa cho bé.
- Nhấn giữ nút nguồn 2 giây để khởi động máy, máy sẽ phát tín hiệu cho biết đã sẵn sàng hoạt động.
- Nhấn nhiều lần nút nguồn để cài đặt nhiệt độ Hâm sữa. Mẹ thường phân vân máy hâm sữa ở nhiệt độ nào thì phù hợp. Nhiệt độ hâm khoảng 37 – 40 độ C là lý tưởng để sữa đạt độ ấm phù hợp mà vẫn giữ nguyên chất dinh dưỡng.
- Sau 3 giây, máy sẽ bắt đầu hâm sữa.
Ngoài chức năng hâm sữa, máy hâm sữa còn có thể rã đông sữa mẹ, tham khảo cách rã đông sữa mẹ bằng máy hâm sữa để thực hiện đúng cách và đảm bảo an toàn cho con.
Bước 5: Lấy sữa cho bé ăn
Khi quá trình hâm hoàn tất, mẹ sẽ nghe thấy âm thanh báo hiệu từ máy.
- Nhấn nút nguồn 2 giây để tắt máy.
- Mẹ vặn ngược chiều kim đồng hồ để lấy thân máy hâm sữa cầm tay ra.
- Lắp núm của bình sữa vào và cho bé bú.
Lưu ý: Mẹ nên nhỏ một ít sữa ra tay để kiểm tra nhiệt độ sữa có bị nóng quá hay lạnh quá không rồi mới cho bé bú.
Mẹ có thể tham khảo video hướng dẫn chi tiết cách sử dụng máy hâm sữa cầm tay tại đây (Nguồn: Fatz baby).
3 Lưu ý khi sử dụng máy hâm sữa cầm tay
Mặc dù máy hâm sữa cầm tay rất dễ sử dụng, nhưng để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho bé, mẹ bỉm cần chú ý đến một số điểm quan trọng sau:
Thời gian làm nóng sữa
Thời gian hâm sữa phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chất liệu và hình dạng của bình sữa, lượng sữa cần hâm và đặc biệt là nhiệt độ ban đầu của sữa. Sữa đã bảo quản lạnh sẽ cần nhiều thời gian hơn để làm nóng, mẹ hãy kiên nhẫn chờ máy hoàn tất quá trình để sữa đạt được nhiệt độ lý tưởng.
Vệ sinh máy hâm sữa cầm tay đúng cách
Mẹ nên vệ sinh máy hâm sữa cầm tay cẩn thận sau mỗi lần sử dụng để đảm bảo máy vệ sinh, tránh tình trạng nhiễm khuẩn ngược khi hâm sữa cho con.
- Không dùng búi sắt chà mạnh lên đĩa đun: Điều này có thể làm trầy xước và hỏng bề mặt đĩa đun, giảm hiệu quả làm nóng.
- Không ngâm máy trong nước: Máy hâm sữa có các bộ phận điện tử nên mẹ chỉ nên lau sạch bằng khăn ẩm, tránh tiếp xúc trực tiếp với nước.
Bảo quản máy hâm sữa cầm tay cẩn thận
Để máy hâm sữa hoạt động bền bỉ và luôn đảm bảo vệ sinh trong quá trình sử dụng, mẹ nên chú ý cách bảo quản:
- Đậy nắp chống bụi tránh bụi bẩn, vi khuẩn xâm nhập
- Bảo quản máy ở nơi khô ráo, thoáng mát, không để máy ở nơi ẩm ướt để tránh làm hỏng các bộ phận điện tử bên trong.
Bài viết đã hướng dẫn mẹ cách sử dụng máy hâm sữa cầm tay đúng cách và an toàn. Với những bước đơn giản này, mẹ có thể yên tâm hâm sữa cho bé nhanh chóng, đảm bảo sữa luôn giữ nguyên dưỡng chất và đạt nhiệt độ phù hợp. Mẹ hãy ghi nhớ các lưu ý quan trọng để duy trì hiệu quả và độ bền của máy, đồng thời mang lại sự an toàn tuyệt đối cho bé yêu.
Xem thêm: Túi trữ sữa bỏ vào máy hâm sữa được không? Lời khuyên từ chuyên gia cho mẹ bỉm